3okokok2
ok_ok_ok

    CÔNG TY CP SXTMDV HÒA HIỆP PHÁT 

          CUNG CẤP VẬT TƯ và THI CÔNG CÔNG TRÌNH  - 0964 767 983                                                                                                                                                                                                                                                        
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
DANH MỤC SẢN PHẨM
Liên hệ đặt hàng
Hotline0964.767.983 

Giao hàng toàn quốc
THỐNG KÊ
Đang truy cập: 30
Trong ngày: 227
Trong tuần: 457
Lượt truy cập: 76730

Biện Pháp Thi Công Chống Sét và Tiếp Địa

 

2.      Lắp đặt hệ thống kim thu sét

  • Dùng khoan, cờ lê và dụng cụ chuyên dụng tiến hành lắp phần giá đỡ kim thu sét
  • Lắp đặt kim thu sét vào hệ thống giá đỡ: Tùy thuộc vào chủng loại kim thu sét sử dụng mà có phương pháp cố định.
  • Đấu nối cáp thoát sét vào kim thu sét.
  • Sau khi xác định vị trí, phương pháp kéo rải dây tiếp địa, dây thoát sét theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.

 

Ø  Lắp đặt dây thoát sét, cọc tiếp địa

  • Trường hợp cáp thoát sét trục đứng được luồn trong ống lắp đặt ngầm trong bê tông cột, đặt ngầm trong tường.
  • Bước 1: đặt ống luồn trong cột bê tông thi công theo tiến độ đổ bê tông cột.
  • Bước 2: luồn cáp thoát sét trong ống luồn. Trường hợp dùng thanh đồng dẫn sét thì thanh đồng được lắp đặt theo từng tầng và kết nối với đoạn tầng trên bằng liên kết bulông.

  • Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất.Lắp đặt các hệ thống giữ, kẹp cáp, nối cáp thoát sét.
  • Lắp đặt hệ thống cọc tiếp địa:
  • Xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất. Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước.
  • Đào rãnh sâu từ 600 ÷ 800mm (Tuỳ thuộc tính chất của đất khu vực chôn cọc tiếp địa), rộng từ 300 ÷ 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.
  • Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50 ÷ 80mm, sâu từ 20 ÷ 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm. Chôn các điện cực xuống đất.
  • Đóng cọc tiếp đất tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc).
  • Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100 ÷ 150mm.
  • Riêng cọc đất trung tâm được đóng cao hơn so với các cọc khác, sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 ÷ 250mm để khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất thì đỉnh cọc sẽ nằm bên trong hố.
  • Rãi cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng.
  • Hàn hóa nhiệt, hoặc dùng ốc siết cáp để liên kết các cọc với cáp đồng trần.
  • Đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200 ÷ 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hóa chất sẽ được đổ vào những hố này.
  • Hóa chất làm giảm điện trở đất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất.
  • Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng. Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng. Dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí cọc trung tâm (vị trí hố kiểm tra điện trở đất).
  • Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất.
  • Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm sao cho mặt hố ngang với mặt đất.
  • Lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng.
  • Đo điện trở tiếp đất của hệ thống, giá trị điện trở cho phép là ≤10Ω đối với hệ thống chống sét và < 4Ω đối với hệ thống tiếp địa, nếu lớn hơn giá trị này thì phải đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị cho phép.

Ø  Đo đạc kiểm tra hệ thống tiếp địa, chống sét

  • Sau khi lắp đặt xong hệ thống chống sét và tiếp địa cần kiểm định điện trở nối đất của hệ thống thông qua hộp kiểm tra.
  • Điện trở nối đất của hệ thống đối với hệ thống chống sét tối đa 10Ω, đối với hệ thống tiếp địa tối đa 4Ω.
 
In bài viết
1
Bạn cần hỗ trợ?